9 triệu đồng vẫn sống khỏe ở Hà Nội
5 thứ chắc chắn phải "chi tiền" ở tuổi 20
8 cách thường gặp dẫn đến tiết kiệm không hiệu quả

tận dụng đồ cũ
Có những bài học chi tiêu bạn không thể biết được khi còn đang đi học

Với nhiều người, trường học được coi như nơi cho ta tất cả hành trang bước vào đời song trên thực tế có nhiều điều căn bản trường học sẽ không dạy bạn cụ thể về vấn đề tiền bạc và quản lý chi tiêu.

Thu nhập có thể đến từ nhiều nguồn

Thông thường ở trường học nói chung và trong suốt quá trình đi học, bạn sẽ được nghe về việc kiếm một công việc ổn định và với mức lương như thế này như thế khác. Và bạn hoang mang về số tiền hàng tháng bạn nhận được không đủ để chi tiêu ? Trên thực tế, thu nhập có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bên cạnh nguồn lương cố định, tìm một hoặc hơn một “nghề tay trái” sẽ giúp cho bạn dư dả hơn trong nhiều khoản chi tiêu.

Đứng nhất lớp không có nghĩa là kiếm nhiều tiền nhất

Chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ việc cứ học giỏi, đứng nhất lớp là sẽ kiếm tiền nhiều nhất khi ra trường cả. Bill Gates – ông chủ Microsoft không phải là người vượt qua tất cả các kỳ thì nhưng lại là một trong 5 người giàu nhất hành tinh. Vì vậy, bên cạnh học để lấy kiến thức, đừng quên thực hành và quản lý tiền bạc ngay từ thời sinh viên nhé.

Tiết kiệm thì tốt nhưng không phải là tất cả

Lãi mẹ sẽ chẳng đẻ lãi con nếu ta không sử dụng tiền đúng cách. Tiết kiệm và quản lý chi tiêu hợp lý là đúng song nếu muốn dư dả thì tiết kiệm thôi chưa đủ. Bạn cần phải học cách đầu tư/kinh doanh/ nghề tay trái phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

Không quản lý tiền = mất tiền

Bước ra khỏi cánh cửa đại học và bắt đầu đi làm, tự lo cho bản thân và nhen nhóm xây dựng gia đình riêng thì tiền bắt đầu trở thành mối lo thực sự. Không giống như ở trường tiền chỉ chia làm tiền ăn, tiền nhà, tiền điện. Trên thực tế, ngoài những khoản cố định trên bạn phải dành khá nhiều tiền cho những khoản chi không tên như đám cưới, sửa xe, sắm TV mới, nhậu với bạn bè, quà biếu sếp, picnic với công ty, thuế….

Vì vậy hãy lập thói quen ghi chép công việc, phân chia và quản lý tiền ngay bây giờ để khỏi bỡ ngỡ khi bước vào “cuộc sống thực”.

Nhắn nhỏ: Money Lover có thể giúp bạn quản lý chi tiêu ngay trên điện thoại. Tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Đọc thêm

9 triệu đồng vẫn sống khỏe ở Hà Nội
5 thứ chắc chắn phải "chi tiền" ở tuổi 20
8 cách thường gặp dẫn đến tiết kiệm không hiệu quả