Trong vài ngày gần đây, trên mạng xã hội và đặc biệt ở các diễn đàn nổi tiếng dành cho các ông bố bà mẹ và các cặp vợ chồng như Lamchame, Webtretho... đang xôn xao bàn luận về câu hỏi "Ai mới là người quản lý chi tiêu trong gia đình hợp lý?". Trên thực tế có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra xung quanh vấn đề này.

Đại diện ở bên những người vợ cho rằng: Người vợ nắm giữ quyền quản lý chi tiêu là "điều hiển nhiên" từ xưa đến nay đến mức vẫn thường được gắn biệt danh là "tay hòm chìa khóa" bởi người vợ là những người biết cách giữ tiền, khéo co khéo lo cho cuộc sống gia đình với những khoản tiền tiết kiệm hết sức hợp lý.

Trong khi trái ngược với những người vợ, những ông chồng cũng có lý lẽ riêng của mình về việc quản lý chi tiêu khi nhấn mạnh: Người chồng là người làm ra của cải chính trong gia đình nên không thể nào chuyện nhỏ nhất cũng phải "ngửa tay xin tiền vợ" làm mất thể diện đàn ông; hơn thế nữa chồng còn là trụ cột chính phải lo nhiều khoản, có những lúc thời cơ đến phải quyết định nhanh và ngay không thể cứ mãi phụ thuộc vào vợ.

cách để tiết kiệm tiền chi tiêu gia đình của vợ chồng
Dù ai là người quản lý chi tiêu trong gia đình cũng cần có sự đồng thuận từ cả hai vợ chồng

Bên cạnh đó có ý kiến của bên thứ ba khẳng định về việc cả hai vợ chồng nên độc lập về mặt chi tiêu trong đó: Hai vợ chồng sẽ vẫn có một quỹ chung - cùng nhau góp tiền vào những công việc trọng đại chung của gia đình như đầu tư cho con cái, mua sẵm trang thiết bị, mua ô tô, xây nhà... song vẫn có quỹ riêng - quỹ này không còn là quỹ đen giấu diếm nữa mà đã là "quỹ công khai" nơi mà bản thân mỗi người tự chủ động về mặt tài chính cho những nhu cầu riêng cụ thể cùa bản thân mọi lúc mọi nơi ngay như việc "chủ động mua hoa tặng sinh nhật vợ " một đại diện phe "vợ chồng làm chủ" hài hước chia sẻ.

Cá nhân tác giả rất đồng tình với cả ba quan điểm nêu trên vì cho rằng mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng với quan điểm quản lý chi tiêu khác nhau sẽ phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau đơn cử như: Nếu hai vợ chồng cùng là mẫu người truyền thống và nghĩ rằng vợ buộc phải là người giữ tiền của cả hai bên, quán xuyến mọi việc chi tiêu trong gia đình thì rất phù hợp với phương án 1, phương án 2 phù hợp với người chồng kinh doanh, có tính quyết định nhiều hơn trong khi phương án “vợ chồng làm chủ” sẽ hợp với gia đình có tư tưởng hiện đại thoải mái phân định rõ ràng hơn trong chi tiêu của hai vợ chồng.

Song, xét cho cùng, dù ai là người giữ tay hòm chìa khóa quản lý chi tiêu trong gia đình thì mục đích cuối cùng của cả 3 hình thức này vẫn đều mong muốn một cuộc sống thoải mái, chi tiêu hợp lý và phát triển cho tương lai.

Do vậy tác giả có vài lời khuyên dành cho những gia đình của 3 kiểu quản lý chi tiêu nói trên về việc bảo đảm tương tai tài chính gia đình hiệu quả:

1. Lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

Việc lên kế hoạch trước không chỉ giúp cho cả hai người xác định được những thứ cần mua, những việc cần thực hiện trong tương lai để từ đó xác định rõ mục tiêu và có những phân công cũng như hướng tiết kiệm cho phù hợp. Lên kế hoạch chi tiêu cũng giúp cả hai biết được chi tiêu trong gia đình và xác định tài chính cho phù hợp cho từng mục trong kế hoạch.

2. Ghi chép lại chi tiêu hằng ngày và tổng kết lại hàng tháng.

Bên cạnh việc lên kế hoạch cho tương lai thì việc ghi chép lại chi tiêu hàng ngày và mỗi tháng tổng kết lại một lần cũng là một việc rất cần thiết. Ghi chép lại từ những tiêu dùng nhỏ nhất như mua hộp xà phòng, kem đánh răng… sẽ giúp cho cả hai người cùng biết được chi tiêu của đối phương từ đó sẽ giúp lên kế hoạch cho tương lai hiệu quả hơn đồng thời tránh được những cãi vã không cần thiết.

3. Trao đổi, có sự thống nhất của cả hai vợ chồng.

Dù là vợ hay chồng quản lý chi tiêu thì mỗi khi quyết định mua một thứ gì đó hay đầu tư vào một công việc nào đó thì nhất định cần thiết phải có đóng góp ý kiến và đồng thuận của cả hai vợ chồng để cùng nhất trí việc chi tiêu tránh việc chồng mua mà vợ lại không đồng ý hay ngược lại dẫn đến mất hòa khí gia đình.

cách để tiết kiệm tiền chi tiêu gia đình của vợ chồng
Ghi chép lại chi tiêu và lên kế hoạch để xác định mục tiêu tài chính hàng tháng

4. Tham khảo ý kiến của gia đình, bạn bè

Trong thời đại hiện nay, đa số các gia đình hiện nay đều đã phát triển theo hướng gia đình hạt nhân 2 thế hệ gồm bố mẹ và con cái nên quyền quyết định chi tiêu và nguồn tham khảo ý kiến cũng chỉ có hai vợ chồng nên nhiều lúc dẫn tới quyết định từ một phía mang tính chủ quan. Do vậy tác giả có lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng khi xác định mục tiêu tài chính nào đó lớn cũng nên tham khảo ý kiến từ bố mẹ và đặc biệt là những người cùng lứa tuổi hoặc hơn một chút song đã đạt được mục tiêu tài chính này sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích.

Hi vọng với 4 lời khuyên trong việc quản lý chi tiêu gia đình trên thì dù vợ hay chồng là người nắm giữ tay hòm chìa khóa thì chắc chắn gia đình cũng sẽ quản lý chi tiêu hiệu quả hơn và có sự đồng thuận thoải mái của cả hai vợ chồng.

Nhắn nhỏ: Money Lover có thể giúp vợ chồng quản lý chi tiêu hiệu quả và dễ dàng hơn. Tìm hiểu thêm tại đây nhé!

Đừng quên đọc thêm những bài về tiết kiệm chi tiêu nhé:

5 thứ chắc chắn phải "chi tiền" ở tuổi 20
Nghe sinh viên kể chuyện tiết kiệm tiền
8 cách thường gặp dẫn đến tiết kiệm không hiệu quả