Sống ở thành phố lớn đắt đỏ, những người có thu nhập thấp hay tiêu biểu là những người trẻ dưới 25 tuổi (thường mới bắt đầu sự nghiệp và bắt đầu nhận được thu nhập khởi điểm) gặp khó khăn khi quản lý thu - chi. Nếu bạn thuộc đối tượng trên, bài viết này sẽ là bí kíp cũng giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và sống thoải mái dù thu nhập chỉ khoảng 5 - 6 triệu/tháng.

Nguyên tắc 6 hũ của T. Harv Eker

Một trong những phương pháp quản lý tiền phổ biến nhất thế giới hiện nay là Phương pháp JARS, còn gọi là phương pháp quản lý tiền trong "6 cái hũ", được phát minh bởi T. Harv Eker.
nguyen tac 6 cai hu T. Harv Eker

Khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng:

  1. Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
  2. Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng lớn 10%
  3. Tài khoản giáo dục 10%
  4. Tài khoản đầu tư 10%
  5. Tài khoản hưởng thụ 10%
  6. Tài khoản cho đi 5%

Xem chi tiết về phương pháp 6 cái hũ

Nhưng quy tắc 6 hũ không khả thi cho đa số người Việt Nam

Phương pháp 6 cái hũ là một phương pháp khá hay ho mà tất cả mọi người đều nên biết và tham khảo. Thế nhưng, việc áp dụng phương pháp này cho người Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Theo thống kê của tờ The Economist mới đây, người Việt Nam tiêu tốn ít nhất 25% chi phí sinh hoạt cho việc ăn uống, trong khi đó con số ở Mỹ chỉ là 10%. Cùng với giá nhà đất đắt đỏ bậc nhất thế giới, người Việt Nam sẽ phải dùng ít nhất 50% thu nhập để chi trả cho nhà cửa và ăn uống. Nếu làm theo nguyên tắc 6 hũ, 5% còn lại trong quỹ chi tiêu cần thiết là không đủ để duy trì sinh hoạt.

Chính vì vậy, thay vì áp dụng chuẩn chỉ nguyên tắc 6 hũ này, tôi sẽ cho bạn một lời khuyên khác phù hợp hơn.

Thay vì 6 hũ, hay dùng 3 ví Money Lover

Dựa theo nguyên tắc chia tiền vào nhiều hũ, bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng vào Money Lover bằng cách chia tiền vào nhiều ví. Nếu áp dụng đúng nguyên tắc 6 hũ, bạn sẽ có 6 chiếc ví tương đương.

Tuy nhiên, Money Lover sẽ khuyên các bạn áp dụng nguyên tắc 6 cái hũ một cách linh hoạt hơn, bằng cách giảm từ 6 chiếc ví xuống còn 3 chiếc thôi:

3 chiec vi money lover

Hãy mở Money Lover và tạo 3 chiếc ví như sau:

Xem thêm: Cách tạo ví Money Lover

Ví 1: Chi tiêu cơ bản - 60%-65% thu nhập

Nếu bạn sống và làm việc tại các thành phố lớn thì chi phí sinh hoạt hằng ngày đã khá đắt đỏ. Với mức lương trong 2-3 năm đầu tiên đi làm, bạn sẽ phải chi phần lớn tiền lương để trả cho các khoản cơ bản như thuê nhà, ăn uống, xăng xe và đồ dùng cá nhân. Chính vì vậy, khoản chi tiêu cơ bản này có thể sẽ tốn ít nhất 60% lương tháng của bạn. Lời khuyên cho bạn là hãy giữ các khoản chi theo tỉ lệ như sau:

  1. Thuê nhà + điện, nước, dịch vụ sinh hoạt: 25%
  2. Ăn uống: 25%
  3. Xăng xe và đồ dùng cá nhân khác: 10%-15%

Sẽ có những trường hợp bạn được sống với bố mẹ/họ hàng và tiết kiệm được kha khá chi phí thuê nhà, hay nơi làm việc có hỗ trợ/cung cấp ăn trưa nên bạn sẽ giảm thiểu được chi phí ăn uống. Nếu bạn có những lợi thế đó thì bạn sẽ có thêm một khoản tiền dồn vào tiết kiệm hoặc mua sắm cho bản thân đấy!

Ví 2: Tiết kiệm - 25% thu nhập

Dù chi phí sinh hoạt có đắt đỏ cỡ nào thì hãy luôn cố gắng dành ra một phần thu nhập cho ví tiết kiệm, bởi nó sẽ cứu bạn vào những lúc khó khăn nhất.

Hãy luôn xây dựng 1 khoản phòng thân bằng ít nhất 2 tháng lương của bạn để dùng trong những trường hợp thiếu thu nhập (nhảy việc, nghỉ việc dài ngày vì bệnh tật). Phần còn lại bạn hãy tiết kiệm để dùng cho những khoản chi cá nhân lớn (mua điện thoại, đi du lịch, đăng kí khóa học...).

Đừng cố giữ lại tất cả các khoản tiết kiệm mà hãy chi tiêu cho bản thân ít nhất 2,3 tháng một lần. Ví dụ như hưởng thụ một chuyến du lịch ngắn ngày cũng sẽ làm bạn cảm thấy đầy sức sống và đầy động lực kiếm tiền hơn đấy!

Bạn hãy xem xét tình hình để có thể chia tỉ lệ các khoản trong ví Tiết kiệm cho hợp lý, nhưng hãy dành 20-25% thu nhập của mình để bỏ vào ví Tiết Kiệm nhé!

Ví 3: Cho đi - 10%-15% thu nhập

Chiếc ví này là vô cùng cần thiết cho các mối quan hệ xã hội của bạn. Ví Cho Đi sẽ dùng trong cách trường hợp như quà tặng cho gia đình, đi chơi với bạn bè, người yêu, thỉnh thoảng đãi đồng nghiệp một bữa, hoặc là làm từ thiện. Đừng ngại cho đi 10%-15% thu nhập của bạn bởi những gì bạn nhận lại sẽ còn đáng giá hơn vậy gấp nhiều lần.
3 vi money lover

Đây là một ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

Bạn Minh Phương (23 tuổi), quê ở Hưng Yên, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội với mức lương 6 triệu đồng/tháng.

Minh Phương gặp vấn đề với việc chi tiêu và thường xuyên hết tiền chỉ sau 2 tuần nhận lương. Sau khi được chuyên gia của Money Lover tư vấn, Minh Phương đã lập được một kế hoạch chi tiêu hợp lý ngay trên ứng dụng Money Lover như sau:

Chi tiêu cơ bản: 3.900.000 (65% lương)

  1. Thuê nhà (chung với bạn): 1.600.000
  2. Ăn uống: 1.700.000 (công ty cung cấp bữa trưa từ T2>T6)
  3. Mua sắm đồ dùng cá nhân: 450.000
  4. Đi lại, xăng xe: 150.000

Tiết kiệm: 1.500.000 (25% lương)

  1. Gửi ngân hàng 1.000.000
  2. Tích góp 500.000 để cuối năm đi du lịch.

Cho đi: 600.000 (10% lương)

Mua quà sinh nhật bạn bè hoặc mời đồng nghiệp ăn uống

Minh Phương đã duy trì cách chi tiêu này trong 6 tháng. Nhờ có Money Lover nhắc nhở thường xuyên nên cô nàng không còn mua sắm cho bản thân quá tay hay ăn món đắt tiền quá nhiều nữa. Minh Phương đã duy trì quỹ chi tiêu này thành công nhờ sự giúp đỡ của ứng dụng Money Lover.

Quan trọng nhất vẫn là bạn

Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu quản lý chi tiêu của mình, hãy lập một kế hoạch cho bản thân và duy trì nó thật nghiêm túc.

Đừng quên Money Lover luôn là người trợ lý đắc lực nhất giúp bạn quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn.

Xem thêm các bài hướng dẫn sử dụng Money Lover tại đây để trở thành chuyên gia quản lý tài chính của riêng mình nhé!