Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại đổ ra đường mua đủ thứ chuẩn bị đón xuân. Từ mua đào mua quất, đến mua bánh kẹo, ô mai. Lắm khi, người ta còn sắm cửa sửa nhà nữa. Có bao nhiêu việc phải dùng tới ví! Đến mức trước Tết, ai nấy đều "khủng hoảng đau đầu" vì tiền.

Bác Duy (68 tuổi) sống ở Hà Nội chia sẻ:

"Cứ mỗi dịp sắp Tết là ông lại đưa bà đi chợ mua bao nhiêu là thứ. Ông bà cũng chẳng dùng gì đâu, chủ yếu toàn mua bánh kẹo, mứt Tết với mấy con gà, cái bánh chưng để đón con đón cháu. Lương hưu ông bà dành dụm được cả năm, cứ đến Tết là hết đến phân nửa con à".

Mặt hàng thực phẩm tăng mạnh vào thời điểm giáp Tết.

Sắp Tết, giá cả của mọi mặt hàng đều tăng lên "chóng mặt". Ít thì 5%. Có mặt hàng còn tăng đến 20% như giá bưởi ở tỉnh Bình Dương năm ngoái. Người bán ghìm hàng, người mua "nước tới chân mới nhảy" nên khó tránh được tình trạng giá cả tăng vọt lên như tốc độ tên lửa đạn đạo.
"Cũng biết là càng gần Tết giá càng đắt, nhưng chị cũng chẳng đi được lúc nào khác" - chị Tú (Sài Gòn) tâm sự:

"Mọi năm, cứ tầm Ông Công Ông Táo là giá bắt đầu tăng rồi. Năm nào chị cũng tính đi mua bánh trái mứt Tết từ rằm, mà hết deadline này đến dealine kia, rồi thì lo sửa với dọn nhà. Có lúc nào ngơi tay được đâu. Cứ thế, đến gần Tết lại cắn răng mua đắt chứ biết làm thế nào!"

Khác với bác Duy, chị Tú - những người đã có gia đình phải chăm lo, Hương - một cô sinh viên Hà Nội - cho biết:

"Thời điểm này, hàng quần áo nào cũng thi nhau sales chị ạ. Hôm trước em vừa mua tận 2 cái áo dài cách tân! Chẳng biết mặc lúc nào nhưng tham rẻ thì mua thôi!"

Nắm bắt được tâm lí "săn hàng sales" của các "Thượng đế", cứ mỗi mùa xuân sang, các siêu thị, cửa hàng lại "nô nức" giảm giá đồng loạt. Các "thượng đế" cũng hớn hở đi sắm đồ như đi trẩy hội, dẫn đến tình trạng tiền bay vèo vèo ra khỏi ví, đến lúc nhìn lại mới "ngẩn tò te: ơ tiền đâu mất rồi". Thêm vào đó, nhiều người, lúc đến cửa hàng vì đồ sales, nhưng lúc ra khỏi cửa hàng, đến đồ "không sales" cũng... ôm tất.
Tod Marks, chuyên gia có kinh nghiệm 27 năm về hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại ConsumerReports kết luận: "Rất nhiều người mua đồ dựa vào cảm xúc thay vì lí trí...Chúng ta mua đồ dựa vào cách chúng ta lí tưởng hóa chúng, chứ không phải vì chúng thực sự như vậy".

Vậy đấy! Vật dụng cần thiết thì tăng giá, mặt hàng không quan trọng lại "giảm giá không phanh" kích thích thói quen mua sắm, cộng thêm với tâm lí "mình thích thì mình mua thôi" của đa số mọi người, cứ đến Tết, vấn đề "làm sao để tiết kiệm tiền" lại là nỗi đau chung của người Việt Nam.
Vậy làm sao để chi tiêu thật hợp lí trong dịp Xuân Mậu Tuất này? Cùng ngóng tips chi tiêu cho cuối năm khởi sắc từ Money Lover nhé.

Đừng quên tải ngay Money Lover - ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 hiện nay, để trợ giúp bạn trong việc quản lý tài chính cá nhân ngày một hiệu quả hơn nha ;)