Chúng ta đã bước đến những tháng cuối cùng của của năm 2017, những kế hoạch tiết kiệm trong năm nay của bạn đã thực hiện chưa? Bạn đã mua được những thứ mình muốn hay đi chơi như dự định từ đầu năm chưa?

Dưới đây là 17 mẹo tiết kiệm cuối năm do team Money Lover tổng hợp lại, hi vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản đáng kể cho những ngày cuối năm 2017 này.

1. Đừng bỏ lỡ những đợt Sale Off

Cuối năm là dịp mà tất cả các công ty, cửa hàng, trung tâm thương mại triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mại với mục đích là tăng doanh thu và xả hàng tồn kho, chuẩn bị cho năm mới. Bạn đã bao giờ nghe đến Ngày thứ Sáu đen tối hay Ngày hội mua sắm trực tuyến - Online Friday chưa? Đây là cơ hội để bạn mua những món đồ mới với giá giảm luôn giảm từ 30-70%. Các trang mua sắm nước ngoài, điểm hình như Amazon hay AliExpress cũng luôn có những đợt giảm giá sốc cho các dịp Giáng Sinh hay năm mới, đây là cơ hội bạn có thể kiếm những món đồ ngoại với giá rất hợp lý.

Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận vì có một số đơn vị tăng giá trước rồi lại giảm giá để đánh lừa người dùng.

2. Tận dụng phiếu giảm giá

Các nhà hàng, spa, dịch vụ giải trí luôn có những đợt tặng hoặc bán phiếu giảm giá để quảng bá hình ảnh và thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ. Bạn có thể mua các voucher này online từ các trang như Hotdeal luôn có các voucher của nhà hàng, mua sắm, thời trang từ 30-75%.

Phiếu giảm giá

3. Đừng vội mua

Nghe có vẻ mâu thuẫn với 2 mẹo trên nhưng thực tế chúng ta thường đưa ra quyết định mua sắm rất nhanh, theo cảm xúc, đặc biệt là những dịp cuối năm khi bạn đang rủng rỉnh với các khoản lương, thưởng.

Hãy chi tiêu cho những gì thực sự bạn cần, thay vì mua vì mua một đôi giày, bộ quần áo mới chỉ vì giảm giá nhưng chỉ mặc 1-2 lần.

4. So sánh giá

Mỗi đơn vị bán lẻ đều có mức giá đề xuất khác nhau cho cùng 1 sản phẩm. Hãy tham khảo nhiều nguồn và nhiều cửa hàng khác nhau trước khi đưa ra quyết định, ví dụ với các sản phẩm điện tử, điện lạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 3-10% tuỳ từng mặt hàng. Đơn giản han, hãy sử dụng các dịch vụ so sánh giá trực tuyến để biết nơi nào đang bán rẻ nhất, ví dụ như Websosanh.

So sánh giá sản phẩm, tiết kiệm 3-10%

5. Chờ vài tháng nữa

Bạn là fan của những chiếc điện thoại cao cấp từ Apple hoặc Samsung như iPhone 8 hoặc Galaxy S8 và muốn sở hữu ngay những siêu phẩm này khi nó mới ra mắt? Hãy chờ vài tháng để giá hạ nhiệt hoặc tìm kiếm mua lại từ những người dùng lướt sẽ giúp bạn tiết kiệm từ 10-30% cho những món hàng như vậy.

Ví dụ, bạn có thể mua Galaxy S7 rẻ hơn 30% so với mức giá đề xuất ban đầu nếu bạn chịu khó ... chờ thêm 6 tháng. Các sản phẩm của Apple hạ nhiệt chậm hơn nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ phải trả mức giá rất cao nếu muốn là những người đầu tiên sở hữu chúng.

Galaxy S7 sụt giá

6. Tiết kiệm các khoản chi tiêu lặt vặt

Chúng ta thường cưng chiều bản thân hơi qúa đà hình thành những thói quen xấu.
Đôi khi bạn thấy thích vài món đồ nhỏ xinh như bút, sổ, móc khóa, vốn chỉ có giá 10-20k, rồi rút hầu bao không suy nghĩ. Nhưng khi đến cuối tháng nhẩm lại, chỉ 1 vài lần như thế đã tiêu tốn của bạn cả mấy trăm nghìn cho những vật dụng không thực sự cần thiết.

7. Lựa chọn phương tiện di chuyển hợp lý

Xe bus ra sân bay có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 250-300 ngàn đồng mỗi chiều. Ví dụ các tuyến 07, 86, 09, 90 di chuyển từ nội thành ra sân bay Nội Bài với chỉ 9,000 đồng. Bạn có thể tìm các chặng xe bus tại website timbus.vn

Các dịch vụ gọi xe Uber, Grab luôn có những mã khuyến mại đến 50%, khoảng 20-30 ngàn đồng cho khách hàng. Đôi khi việc di chuyển từ nhà đến bến xe hay cơ quan còn rẻ hơn một cốc trà đá.

Chúng tôi có tìm được một ứng dụng rất hay để tìm kiếm các mã giảm giá hàng ngày, bạn chỉ cần chat với bot tên TaxiVon để lấy danh sách toàn bộ code giảm giá.

Mã giảm giá Grab, Uber

8. Lên danh sách trước khi mua sắm

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy chúng ta đang mua sắm dựa theo tâm trạng. Nhiều khi chúng ta mua chỉ vì thích bao bì hay slogan quảng cáo, chứ không phải vì cần thiết. Vậy nên một danh sách đồ cần sắm mỗi khi đi chợ/siêu thị rất quan trọng để tránh việc sa đà vào những món đồ hấp dẫn nhưng vô dụng.

Bạn có thể lập danh sách trên giấy note hoặc sổ tay, hay trên điện thoại để tiện mang theo khi ra ngoài. Ngoài ra còn có những ứng dụng rất hay như GoogleKeep hay Evenote.

9. Tự mang bình nước hoặc tự pha trà/cà phê

Thay vì tiện tay mua đồ uống mỗi lần khát nước, bạn có thể tự mang bình nước theo người và tiếp tục đổ đầy khi hết. Mỗi chai nước loại nhỏ bán ở siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi có giá 5.000-7.000 đồng, số tiền không lớn khiến chúng ta dễ dàng quyết định mua. Giả dụ ngày nào bạn cũng phải mua 1 vài chai nước, mỗi tháng tốn ít nhất 150.000 đồng cho việc uống nước thì thật phí phạm!


nước uống

Tương tự, các loại trà, cà phê là món đồ uống pha chế rất dễ và nhanh. Thay vì tốn 20, 30 nghìn đồng cho 1 cốc cà phê hoặc trà hoa quả, bạn sẽ chỉ tốn đúng chừng đó tiền cho khoảng 10 cốc nếu tự pha chế ở nhà. Các bạn có thể tìm kiếm các công thức đồ uống và cả đồ ăn trên Feedy hoặc Cookpad nhé.

10. Mua đồ số lượng lớn hoặc gom đơn hàng

Ai cũng biết mua số lượng nhiều sẽ lợi hơn về giá, hoặc có thể kì kèo để giảm giá. Bạn có thể chọn mua nhiều những đồ dùng thiết yếu như dầu, gạo, bột giặt, giấy vệ sinh... ở siêu thị để được giá rẻ hơn.

Hay khi bạn gọi giao hàng, đừng ngại giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp mua chung, bởi bạn có thể chia sẻ phí giao hàng, lại vừa thắt chặt các mối quan hệ hơn nhiều. Các website như muachung hay deliverynow đều rất lý tưởng để nhiều người cùng đặt mua.

11. Đừng bao giờ cầm theo nhiều tiền mặt

Mỗi khi ra ngoài làm việc hoặc mua sắm, bạn chỉ nên mang một khoản nhỏ đủ dùng thay vì mang cả tháng lương đi theo. Điều này sẽ tránh cho bạn khỏi những khoản mua sắm khi nổi hứng nhất thời. Hãy dành thời gian suy nghĩ và cân nhắc một chút, nếu bạn gặp một món đồ bạn thực sự cần và muốn thì ngày hôm sau mua vẫn còn kịp thôi!

12. Nấu ăn nhiều hơn - Hạn chế ăn uống ở ngoài

"Chi phí cho một bữa ăn hai người ở nhà hàng rơi vào khoảng 500k" - Chị Lê Anh (Quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ. Với số tiền đó, nếu tự nấu ăn ở nhà thì chị có thể chuẩn bị được 5 bữa ăn. Nếu thời gian chuẩn bị bữa tối eo hẹp, bạn có thể chọn mua đồ ăn sơ chế sẵn để tiết kiệm được tối đã thời gian đi chợ và chế biến. Bạn có thể tham khảo dịch vụ của ViCook để việc nội trợ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

13. Biết khi nào thì nên mua đồ chất lượng cao

Tiết kiệm gì thì tiết kiệm, nhưng đừng dè sẻn những món đồ mà bạn sử dụng hằng ngày: đồ làm bếp, máy tính, giường, ghế... Bởi nếu bạn ham rẻ, món đồ sẽ xuống cấp rất nhanh. Với những món đồ dùng lâu dài, hãy chọn đồ tốt để tránh phải sửa chữa hay thay mới thường xuyên.


mua sắm nội thất Mua nội thất dùng lâu dài thì nên mua đồ tốt để không phải sửa chữa hoặc thay mới thường xuyên

14. Cẩn thận với thẻ tín dụng

Dù rằng đây là một tấm thẻ mang đến cho bạn sự tiện lợi, nhưng cũng dễ khiến bạn rơi vào nợ nần vì bội chi! Mẹo cho bạn là luôn cất lại số tiền mặt bằng với số tiền bạn đã quẹt thẻ để trả lại cho ngân hàng vào tháng tới. Tuyệt đối đừng đụng tới số tiền mặt này nhé.

thẻ tín dụng
Dùng thẻ tín dụng phải khôn khoan!

Vì sự tiện lợi khi thanh toán, bạn cũng có thể quẹt thẻ tín dụng thanh toán dịch vụ hộ bạn bè và nhận lại tiền mặt. Bạn sẽ tích trữ được nhiều điểm tín dụng và được hoàn tiền vào cuối quý hoặc năm đấy.

15. Không nên tốn nhiều tiền vào 4 món đồ này

iphone ios
Điện thoại thông minh thường ra mẫu mới rất nhanh, mẫu cũ thường bị giảm giá trị sau một thời gian ngắn

Đồ điện tử, xe cộ, thời trang, trang sức là những món đồ lỗi mốt và xuống giá rất nhanh. Món đồ có thể mang đến cho bạn niềm vui nhất thời, nhưng về giá trị sử dụng thì không được lâu dài và khi bán lại cũng không được giá. Bởi mẫu mới sẽ luôn cập nhật rất nhanh và món đồ thời thượng của bạn sẽ trở thành lỗi thời chỉ sau một thời gian ngắn.

16. Theo dõi các khoản thu chi

Bạn sẽ không bao giờ biết mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu như không theo dõi thu chi của mình. Hãy tập thói quen ghi chép lại các khoản thu, chi mỗi ngày, dành ra vài tiếng mỗi cuối tháng để xem lại toàn bộ, rút ra những khoản chi còn hoang phí và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho tháng tiếp theo.

Ứng dụng tuyệt vời nhất để giúp bạn làm tất cả những điều trên (mà thực ra là còn nhiều hơn thế) một cách tiết kiệm thời gian nhất có thể, đó chính là Money Lover.


theo dõi thu chi money lover Money Lover là ứng dụng quản lý tài chính đã được 10 triệu lượt tải xuống trên toàn cầu, lọt top 5 ứng dụng tốt nhất tại Google I/O 2017

17. Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể

Mỗi người có một cách sống khác nhau nhưng tất cả đều chung một vấn đề: ngân quỹ có hạn. Với một khoản tiền nhất định, bạn phải lên kế hoạch phân bổ cho hợp lý, từ các khoản chi tiêu cơ bản (ăn uống, nhà cửa, sinh hoạt) cho đến nhu cầu cá nhân (giải trí, mua sắm) và tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai. Bạn có thể tham khảo nguyên tắc chi tiêu 3 chiếc ví của Money Lover để tạo ra kế hoạch chi tiêu của riêng mình nhé.

Chỉ còn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2017 rồi. Hãy áp dụng 17 mẹo này để đón một cuối năm thật "rủng rỉnh" nhé!

Đừng quên Money Lover vẫn luôn là trợ lý đắc lực của bạn trong việc quản lý tài chính cá nhân.