Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài chức năng nghe gọi chiếc điện thoại còn là "vật bất ly thân" của nhiều người.

Với sự phát triển của mạng 3G, 4G việc tiếp cận với những dịch vụ gia tăng như Internet di động ngày càng dễ dàng hơn. Đi kèm với những tiện ích tuyệt vời của mạng di động là giá cước điện thoại khiến nhiều lúc chúng ta cảm thấy "méo mặt" mỗi lần nạp thẻ hoặc thanh toán tiền hóa đơn trả sau cuối tháng.

Vậy, tiết kiệm tiền điện thoại như thế nào để có thể vừa đảm bảo được liên lạc và truy cập mạng thông suốt, lại vừa không bị "cạn kiệt" tài khoản? Hãy cùng Money Lover tham khảo các cách dưới đây nhé!

1. Chọn gói dịch vụ hợp lý

Các nhà cung cấp dịch vụ có rất nhiều gói sản phẩm phù hợp với tiêu chí của mọi đối tượng. Vì thế bạn có thể lựa chọn những gói dịch vụ tối ưu nhất phù hợp với bản thân và gia đình mình.
Hiện nay có nhiều nhà mạng có dịch vụ gọi dưới 10 phút miễn phí cho thuê bao. Đây là một gói cước vô cùng hấp dẫn cho mọi người, với cách này bạn có thể giảm tối đa hóa đơn tiền điện cho mổi tháng.

Nếu bạn “gọi phút nào trả tiền phút ấy” như đa phần các gói cước phổ thông hiện nay, vẫn có rất nhiều dịch vụ miễn phí hay giảm giá cuộc gọi về đêm hoặc cuối tuần. Thêm một lưu ý: gọi nội mạng sẽ rẻ hơn ở đa số các mạng viễn thông. Vì vậy, đừng bỏ qua việc tìm hiểu xem đa số bạn bè/đồng nghiệp của mình sử dụng mạng nào, và hãy chuyển sang sử dụng mạng đó nếu thấy cần, dĩ nhiên nếu chất lượng dịch vụ và mức giá tương đương.

2. Luôn theo dõi thông tin khuyến mãi của nhà cung cấp dịch vụ

Thông thường, một tháng các nhà mạng thường đưa ra 1 - 2 lần khuyến mãi nạp tiền điện thoại với ưu đãi từ 50% hoặc thậm chí là 100% giá trị thẻ nạp. Ngoài ra còn có các chương trình khuyến mãi như nhắn tin đăng ký từ 2.000 – 6.000 đồng sẽ được 30 – 60 phút gọi trong một khoảng thời gian quy định, hoặc nạp 15.000 đồng được 300 phút gọi…

Khuyến mãi

3. Chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết

Dù trong phòng riêng có điện thoại bàn nhưng nhiều người rất ít khi sử dụng. Họ có thói quen nằm trên giường "tám" với người yêu hoặc bạn bè, vì thế hóa đơn điện thoại bàn mỗi tháng không bao nhiêu trong khi liên tục phải nạp vào “di động” phục vụ những cuộc “tám” đó.
Lời khuyên ở đây là: Nếu như đang ở nhà, hãy cố gắng sử dụng điện thoại bàn vì cước điện thoại bàn rẻ hơn điện thoại di động rất nhiều.

4. Đừng để thời gian "chết"

Tận dụng tối đa thời gian có thể để truyền tải nội dung, tránh tình trạng im lặng kéo dài hoặc không nói vào trọng tâm khi đang đàm thoại
Có một gợi ý cho bạn là hãy tạo thói quen giới hạn cho mình thời gian đàm thoại dưới 5 phút. Từ đó, bạn sẽ biết cách truyền đạt thông tin sao cho vừa đủ trong khoảng thời gian đó.

5. Kiểm tra kỹ cước điện thoại

Nếu gia đình bạn có sử dụng điện thoại bàn hoặc chính bạn đang sử dụng thuê bao trả sau, hãy ghi nhớ kiểm tra kỹ hóa đơn thu cước. Có nhiều sai sót trong việc tính cước của các dịch vụ viễn thông (đã có trường hợp nhà mạng có một sự nhầm lẫn gần như không tưởng khi tính cước một cuộc điện thoại tới 9 tiếng đồng hồ). Vì thế, hãy tập cho mình thói quen xem xét kỹ hóa đơn điện thoại mỗi tháng.

Còn nếu bạn sử dụng thuê bao trả trước, hãy thường xuyên kiểm tra các dịch vụ mình đang sử dụng để chắc chắn nhà mạng không "khuyến mãi" kèm theo và dẫn tới tình trạng mất tiền oan.

Nhà mạng

Dưới đây là cú pháp để kiểm tra cước phí điện thoại của một số nhà mạng phổ biến:
+ Soạn KT gửi tới 994 với mạng MobiFone.
+ Soạn TC gửi 1228 với mạng Viettel.
+ Soạn TK gửi 123 với mạng VinaPhone.

Như vậy với một vài mẹo tiết kiệm tiền điện thoại hiệu quả bạn đã có thêm những cách sử dụng tiết kiệm tiền điện thoại cho tháng tới rồi chứ? Đôi khi bạn hãy dùng số tiền tiết kiệm được để cho vào chú lợn nhựa, một năm bạn sẽ tiết kiệm được một khoản dành cho việc mua sắm và chi tiêu dịp tết. Thật là tiện lợi và khả thi đúng không nào?

Đọc thêm:
Làm thế nào để lựa chọn thẻ ATM tốt nhất?
5 thủ thuật tâm lý giúp bạn tiết kiệm tốt hơn
Bắt đầu "giữ tiền" như chuyên gia tài chính thế giới