Với sinh viên đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh lên các thành phố lớn học tập thì mối lo về việc quản lý chi tiêu để đảm bảo chi trả đủ tiền nhà, tiền ăn, tiền mạng cùng các khoản chi phí khác là điều khá thường trực.

Để giải quyết mối lo đó, có không ít sinh viên chọn giải pháp cắt giảm chi tiêu với phương châm "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" tiết kiệm triệt để các khoản chi ăn - tiêu; cũng có sinh viên lựa chọn làm thêm như một cứu cánh cho vấn đề "đảm bảo tiền" cũng có người kiên quyết không yêu trong thời sinh viên để...cắt giảm chi phí hẹn hò.

thấy tiền trong túi
Tiết kiệm tiền là ưu tiên hàng đầu của không ít sinh viên nếu muốn sống thoải mái vui vẻ ở thành phố

Tuy có nhiều phương pháp để tiết kiệm tiền như vậy nhưng đâu mới là cách làm hiệu quả, đơn giản mà rất phù hợp với sinh viên ?

Cùng nghe Ngân ( 21 tuổi đến từ Ninh Bình, sinh viên năm tư Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm trong suốt gần 4 năm mòn chân đất Hà thành nhé:

1. Ghi chép lại các khoản thu chi

Sau mỗi lần nhận được tiền bố mẹ gửi lên hay quan trọng hơn sau mỗi lần mua sắm, Ngân đều ghi chép lại để tính tổng tiền và từ đó xác định được mình đã tiêu quá tay vào mục nào, khoản nào cần cắt giảm, khoản nào cần đầu tư. Ghi chép lại thu chi cũng giúp Ngân quản lý được số tiền xem số tiền còn thừa lại bao nhiêu và từ đó lên kế hoạch cho những lần chi tiêu tiếp theo dễ dàng hơn.

2. Lên kế hoạch chi tiêu theo tuần, tháng

Bên cạnh việc ghi chép lại thu chi mỗi lần mua sắm, ngay từ khi còn là cô bé sinh viên năm nhất mới bỡ ngỡ bước chân vào giảng đường Đại học, Ngân đã lập cho mình một thói quen bỏ ra 1 tiếng đồng hồ mỗi tối Chủ nhật để lên kế hoạch tuần này mình còn thiếu cái gì để bổ sung, tiền ăn dự định như thế nào, tiền xăng xe hay vé xe bus tháng... để xác định sẽ tiêu khoảng bao nhiêu tiền và vào việc gì giúp cho cô bạn chủ động về tài chính cũng như sắp xếp chi tiêu cho hợp lý.

thấy tiền trong túi
Lên kế hoạch và ghi chép lại chi tiêu là những bước đầu tiên Ngân thường thực hiện để xác định ngân sách và có cách tiết chế cho phuc hợp

3. Lựa chọn nấu cơm tại nhà vừa sạch vừa tiết kiệm

Là con gái thường thích lọ mọ làm bánh nấu ăn, Ngân thường dậy sớm tập thể dục rồi tranh thủ lúc về mua thức ăn ở chợ buổi sáng sớm vừa tươi vừa rẻ về nhà tranh thủ sơ chế qua một chút rồi đi học, trưa về vừa nấu cho bữa trưa nóng hổi vừa dành cho bữa tối nhẹ nhàng mà sạch sẽ. Nhờ có kế hoạch nấu cơm tại nhà mà riêng khoản tiền ăn của Ngân mỗi tháng chưa tới 300,000 đồng có thể dành tiền cho những mục đích khác to lớn hơn.

4. Làm bạn với các phương tiện giao thông công cộng

Tuy có hơi bất tiện do không chủ động về thời gian song vẫn còn là sinh viên chưa phải đi lại nhiều, chủ yếu cũng chỉ đến trường, công ty nơi làm thêm và thi thoảng đi chơi cùng chúng bạn nên Ngân lựa chọn việc đi xe bus làm phương tiện di chuyển trong gần 3 năm đầu ở trường Đại học. Sang năm thứ 4, nhờ việc tiết kiệm kiên trì và chăm chỉ làm thêm, Ngân đã có thể gửi rất nhiều tiền về giúp đỡ bố mẹ cũng như tự thưởng cho mình một chiếc xe máy để tiện việc đi lại.

5. Làm thêm tích thêm thu nhập bổ sung kinh nghiệm

Cũng với mong muốn tăng thêm thu nhập giúp đỡ bố mẹ, Ngân cũng như rất nhiều bạn trẻ khác cũng tìm kiếm cơ hội cải thiện tài chính thông qua việc làm thêm song cô bạn lựa chọn kỹ công việc mình muốn tham gia phù hợp với ngành học để "vừa học vừa làm" không bỏ phí đi quãng thời gian chỉ để kiếm tiền mà còn tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc chuẩn bị cho tương lai tốt đẹp hơn.

Chính nhờ kế hoạch "tiết kiệm tiền" hết sức bài bản và hợp lý này, đến bây giờ khi chỉ còn vài tháng nữa là rời ghế giảng đường bước vào cuộc đời, Ngân đã tích lũy cho mình rất nhiều kinh nghiệm cả về cuộc sống và đặc biệt hơn là cách quản lý chi tiêu hiệu quả tạo lập con đường tương lai thành công hơn.

Nhắn nhỏ: Nhớ đừng quên Lập kế hoạch và Ghi chép lại chi tiêu trong Money Lover sẽ giúp bạn có phương pháp tiết kiệm tiền tối ưu và đơn giản nhất.




Hướng dẫn sử dụng Money Lover - video

Bạn có thể tải và trải nghiệm Money Lover trên hệ điều hành AndroidiOS hoặc bản Web. Dữ liệu của bạn được đồng bộ và có thể sử dụng trên nhiều thiết bị khách nhau.

Đọc thêm về các kinh nghiệm tiết kiệm thực tế tại đây nhé:
9 triệu đồng vẫn sống khỏe ở Hà Nội
Bật mí bí kíp tiết kiệm tiền trước khi đầu tư
8 cách thường gặp dẫn đến tiết kiệm không hiệu quả